Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ẩm Thực Việt

Vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguyên liệu chế biến, kết cấu bữa ăn. Tùy theo địa lý từng vùng miền sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất nguồn thực phẩm sẽ khác nhau từ đó bữa ăn của người dân 3 miền cũng hoàn toàn khác nhau.

Khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến văn hóa ẩm thực. Ở những vùng khí hậu nóng, các món ăn thường được chế biến từ thực vật, tỷ lệ thịt hoặc chất béo ít hơn. Phương pháp chế biến thường là luộc, nhúng, chần. Hương vị món ăn sẽ mạnh, thơm nồng và cay. Ngược lại, ở những vùng khí hậu lạnh, nguyên liệu chủ yếu là thịt động vật, giàu chất béo. Người dân thường sử dụng phương pháp quay, hầm trong chế biến.

Lịch sử cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực. Với bề dày lịch sử lâu đời, hào hùng, ẩm thực Việt có rất nhiều món ăn phong phú, mang tính cổ truyền và nhiều tập quán ăn uống độc đáo.

Ngoài ra những yếu tố khác như văn hóa, kinh tế, tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ẩm thực của người Việt.

Đặc Trưng Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam

Hòa Đồng Trong Đa Dạng

Ẩm thực Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với các quốc gia khác nhưng biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa. Điều này được thể hiện rất rõ qua cách cải biến nhiều món ăn cho phù hợp với khẩu vị theo từng vùng miền.

Sử Dụng Ít Chất Béo

Đa số các món Việt được chế biến từ nguyên liệu rau củ, ít béo, không dùng nhiều chất đạm từ thịt hay dầu mỡ. Các món Việt đa số không gây ngán và tốt cho sức khỏe.

Hương Vị Đậm Đà

Món ăn Việt Nam được kết hợp từ nhiều loại gia vị như nước mắm, tiêu, muối…, hay ăn kèm với các loại rau thơm, húng quế, tía tô, ngò…

Tổng Hòa Nhiều Chất Và Vị

Món ăn Việt có sự tổng hòa của nhiều hương vị. Một trong những món ăn điển hình phải kể đến là gỏi. Bạn sẽ bắt gặp tất cả các vị chua, cay, mặn, ngọt, giòn, dai…

Ngon Và Lành

Món Việt còn chú trọng hài hòa yếu tố âm – dương để cân bằng cho cơ thể đồng thời tăng hương vị. Trong bữa ăn của người Việt luôn có rất nhiều món khác nhau để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn.

Tính Cộng Đồng

Tính cộng đồng của người Việt thể hiện rất rõ trong từng bữa ăn. Chẳng hạn như, mọi người sẽ cùng nhau chấm chung 1 chén nước mắm.

Hiếu Khách

Người Việt rất hiếu khách trong ăn uống. Họ thường mời khách đến là ăn cơm. Trước bữa ăn thường mời nhau.

Dọn Thành Mâm

Người Việt sẽ dọn tất cả các món ăn lên mâm, không quan trọng việc lên món nào trước, món nào sau như người phương Tây.

Bữa Ăn Gia Đình

Bữa ăn của gia đình người Việt thường có mặt của nhiều thế hệ, là nơi thể hiện văn hóa gia đình. Bữa ăn thường 3 – 5 món (món mặn, món canh, món xào, món cuốn). Một ngày, người Việt thường ăn 3 – 4 bữa.

Lương Thực

Gạo là lương thực chính. Một số hoa màu chứa tinh bột thay thế cho lúa gạo là bắp, khoai mì, mè, đậu… Các món ăn từ lúa gạo là bánh chưng, bánh xèo, bánh giò, bánh bèo…